Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Chùa Linh Phước điểm đến linh thiêng ở Đà Lạt

Một ngôi chùa mà biểu tượng “Rồng thiêng”gần như bao quát toàn bộ kiến trúc?

Và được chạm trổ rất công phu trên các hàng cột, trên cả mái chùa cong…?

Chùa Linh Phước còn được gọi là chùa Ve chai vì ở đây có con rồng dài 49m, vây được đắp bằng các mảnh vỡ của 50 nghìn vỏ chai bia. Ngoài kiến trúc độc đáo, nơi đây còn có một đại hồng chung được coi là lớn nhất Việt Nam. Một điểm đến không thể bỏ qua trong chương trình tour du lich Da Lat của Soha Travel.

GIỚI THIỆU CHÙA LINH PHƯỚC ĐÀ LẠT

Chùa Linh Phước tọa lạc ở số 120, Tự Phước, Trại Mát, phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Chùa nằm phía Đông Bắc thành phố Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 8km, bên quốc lộ 20. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông.

Ngôi chùa đặc biệt nhất tỉnh Lâm Đồng - Chùa Linh Phước

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHÙA LINH PHƯỚC

Chùa được xây dựng vào năm 1949, hoàn thành vào năm 1952. Chùa đã qua 4 đời trụ trì là: Hòa thượng Thích Minh Thể (1951 – 1954), Hòa thượng Thích An Hòa (1954 – 1956), Hòa thượng Thích Quảng Phát (1956 – 1959) và Hòa thượng Thích Minh Đức (1959 – 1985). Thượng tọa Thích Tâm Vị trụ trì từ năm 1985 đến nay. Thầy Thích Tâm Vị đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa vào năm 1990.
Công trình đầu tiên gây được ấn tượng với khách hành hương là Long Hoa Viên, tạc hình con rồng uốn lượn dài tới 49 m quanh tượng đài Phật Di Lạc.

Vây rồng được làm bằng mảnh vỡ của 50.000 vỏ chai bia, bên cạnh thân rồng có hồ nước và hòn giả sơn, có tượng Phật Di Lạc ngự trên đỉnh

THAM QUAN CHÙA LINH PHƯỚC

Đến với Linh Phước tự, ngoài việc dâng hương lễ Phật, du khách còn được thưởng ngoạn những kiến trúc được xây dựng công phu.

Trước hết phải kể đến chánh điện và Tiền đàn bảo tháp, một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo: chánh điện dài 33 m, rộng 22 m; Tiền đàn bảo tháp cao 27 m được chạm trổ hình rồng. Hai bên tháp là hai lầu chuông, trống.

Chánh điện chùa Linh Phước

Lầu 1 có gian thờ 108 tượng "Thiên thủ thiên nhãn". Trong nội điện, tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m kể cả tòa sen, phía trước được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thiếp vàng, phía trước là bức Cửu long môn uốn mình chầu Phật. Hai bên tượng đức Phật là hai bức phù điêu Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Bên trên hai hàng cột rồng khảm mảnh sành, là 12 bức phù điêu khảm miểng chén giới thiệu sự tích đức Phật Thích Ca.

Trong bảo tháp, có những bức phù điêu về sự hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm, những bức phù điêu chạm nổi 500 vị La hán… Ở lầu Đại Bi, có tôn trí bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn.

Quý khách có thể tham khảo các Tour du lich Da Lat 4 ngay 3 demTour du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm của Soha Travel. Những tour Đà Lạt của Soha Travel luôn được du khách đánh giá cao bởi chương trình tour hấp dẫn, HDV vui vẻ hòa đồng, và tất nhiên là giá tour hợp lí.

Cổng Văn Thù và Long Hoa viên ở bên trái ngôi chánh điện. Ở đây có hòn giả sơn dài 49m, rộng 1,3m. Vẩy rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia. Đầu rồng vươn cao hơn 7m che phủ tượng Bồ tát Di Lặc ở hòn giả sơn.

Tháp chuông Chùa Linh Phước

Trước Long Hoa Viên là tòa Linh tháp 7 tầng, cao 36 m (được xem là bảo tháp cao nhất Đà Lạt hiện nay) đây là nơi thờ Phật, tôn trí xá lợi và cũng là bảo tàng viện.

Đặc biệt, ở sân trước chùa có tháp chuông cao 36m, treo đại hồng chung nặng 8.500 kg, lớn nhất miền Trung và miền Nam. Đại hồng chung cao 4,38m, đường kính rộng 2,34m. Thân chuông được chạm nổi bốn chữ Linh Phước Tự Chung và nhiều tượng, chùa và hoa văn như: 16 vị Phật; 2 tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn, 2 tượng Chuẩn Đề; 33 vị Tổ Thiền tông Ấn – Hoa; 48 tay cầm bửu bối của Bồ tát Quan Thế Âm; bài thần chú Quảng Bát; Bài kệ thỉnh chuông; Các cảnh chùa Một Cột (Hà Nội), chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Linh Phước (Đà Lạt) và tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ); 4 mặt nguyệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông có 8 rồng chầu… Mùa nào, nhà chùa thỉnh chuông vào mặt nguyệt đó.

Chùa Linh Phước là một công trình đặc biệt, nơi hàng ngàn phật tử, du khách khắp nơi về dâng lễ chiêm bái

Bạn muốn lạc vào một không gian với kiến trúc độc đáo bậc nhất Đà Lạt?

Ngắm nhìn tháp chuông lớn nhất Việt Nam? Một chuyến du lịch Đà Lạt viếng Ngôi chùa đặc biệt nhất tỉnh Lâm Đồng sẽ mang lại cho bạn những trãi nghiệm mới.

SOHA TRAVEL xin chia sẻ chùm Tour du lịch Đà Lạt HOT nhất để du khách tham khảo:
SH006: Tour du lịch Nha Trang - Đà Lạt 5 ngày 4 đêm
SH036: Tour du lịch Đà Lạt 4 ngày 3 đêm (Làng Hoa - Vườn Dâu)
SH038: Tour du lịch Nha Trang - Đà Lạt 4 ngày 3 đêm
SH039: Tour du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm - Thành phố mùa xuân
SH037: Tour du lịch Đà Lạt mộng mơ 4 ngày 3 đêm
SH042: Tour du lịch Phan Thiết - Nha Trang - Đà Lạt 6 ngày 5 đêm
SH048: Tour Free and Easy Đà Lạt 3 ngày 2 đêm KS 3 sao
SH049: Tour Free and Easy Đà Lạt 3 ngày 2 đêm bằng máy bay.

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Bị chặt chém khi đi du lịch tự túc

Trở ngại lớn nhất để phát triển ngành du lịch Việt Nam chính là nạn “chặt chém”, thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp. Người trong nước còn bất bình khó chịu nói gì tới khách ngoại.

Cô tôi là Việt kiều Canada rất thích du lịch. Lần nào về nước cô cũng đi đó, đi đây nhưng sau vài chuyến du ngoạn trong nước cô đã thấy… ngán du lịch Việt. Cô bảo: “Việt Nam có quá nhiều điểm du lịch hấp dẫn, cảnh quan rất đẹp nhưng thái độ phục vụ thì kém chuyên nghiệp, thiếu văn minh tới mức khó hiểu”.

Cô tôi không xa lạ với nạn “chặt chém” ở Việt Nam vì đã nghe và gặp nhiều nhưng điều làm cho cô bực mình nhất lại phát sinh từ chính những người làm du lịch.

Ngay chuyện thuê xe để đi du lịch tự túc đã gặp vô số chuyện phiền hà, rồi đến chuyện mướn khách sạn tới tìm quán ăn. Thấy Việt kiều là tăng giá, “chặt chém”, hoạnh họe đủ thứ.

Một lần đoàn chúng tôi đến Nha Trang lúc nửa đêm, thuê khách sạn nghỉ đến sáng mà họ đã tính một ngày với cái giá không rẻ chúng nào. Còn vào quán cơm thì hên xui! Ăn mà cứ phập phồng lo sợ, không biết giá cả ra sao.


Ngán ngẫm với kiểu du lịch tự túc, cô tôi chọn cách mua tour của các công ty lữ hành để đỡ lo chuyện ăn chuyện nghỉ nhưng lại gò bó giờ giấc, thiếu tự do, khó thay đổi hành trình, địa điểm tham quan… Một lần về nước, cô tôi chọn mua tour cho hơn 10 người trong gia đình tham quan Nha Trang – Đà Lạt. Và điều làm cô khó chịu cho chuyến đi này đến từ chính anh hướng dẫn viên.

Trên đường đi anh hướng dẫn viên giới thiệu nơi này nơi nọ nhưng khi khi chúng tôi đề nghị ghé một địa điểm để tham quan thì anh bảo không có trong chương trình, không có thời gian (đúng là xem lại lịch trình thì những điểm đó chỉ “đi qua” nhưng họ thể hiện hết sức mập mờ, dễ làm cho khách mua tour lầm tưởng).

Tuy nhiên, điều làm chúng tôi bực mình nhất là khi cô tôi bảo muốn đến điểm mua quà lưu niệm (chủ yếu là tranh ảnh) mà bạn cô ở Canada cho địa chỉ nhưng hướng dẫn viên lại đưa đến nơi khác với những lời hứa hẹn tốt đẹp. Đến nơi, anh này “bám sát” cô tôi như hình với bóng cũng như luôn miệng tâng bốc những bức tranh đẹp có giá cả ngàn USD, anh bảo: “mấy bức tranh này mới xứng tầm với cô!”.

Bực bội nhưng vì lịch sự và không muốn làm chuyến đi mất vui, cô cũng mua một vài món quà nho nhỏ. Anh hướng dẫn viên tỏ ra hụt hẫng, còn với cô tôi là cả một sự thất vọng. Khi chúng tôi đề nghị đến địa chỉ khác thì anh này bảo không còn thời gian, nhà xe phải về cho kịp chuyến sau.

Thật ra những chuyện hướng dẫn viên đưa du khách đến những điểm bán hàng lưu niệm quen biết để nhận hoa hồng là không xa lạ gì, ai cũng biết. Nhưng tôi nghĩ họ cần chuyên nghiệp, chín chắn hơn, làm tốt phận sự của mình, đừng quá đặt nặng chuyện tính toan quyền lợi, phải đặt vai trò, vị trí, trách nhiệm nghề nghiệp lên trên hết. Tất nhiên, làm tốt và nhiệt tình thì đáng được khen thưởng.

Những chuyện phiền phức do chính những người làm du lịch tạo ra mà tôi vừa kể cũng đã hơn 5 năm nhưng xem ra vẫn xảy ra hằng ngày và chưa có cách nào khắc phục. Điều đó phần nào đã khiến du khách quay lưng với du lịch Việt Nam.

Không chỉ du khách nước ngoài mà cả du khách trong nước cũng thế. Họ tìm đến Thái Lan, Singapore, Malaysia, thậm chí Lào, Campuchia, Myanmar... vì chi phí rẻ và cách làm du lịch khá chuyên nghiệp.

Chuyện chưa kể ở đường hào đất đỏ Đà Lạt

Có khu du lịch mới đang hấp dẫn du khách đi tour du lich Da Lat (Lâm Đồng), đó là đường hào đất đỏ với những sản phẩm điêu khắc độc đáo, nằm gần cuối nhánh phải của hồ Tuyền Lâm, giữa một bên là rừng thông xanh và một bên là rừng lá rộng. Gọi chính xác thì đây là công trình đường hào điêu khắc được tạo nên bởi những khối đất đỏ bazan.

“Cưỡi ngựa xem... điêu khắc đất đỏ”



Phong cảnh đồng ruộng bậc thang trong đường hào đất đỏ Đà Lạt.

Một sáng mùa hè, lần đầu tiên tôi cùng một người khách từ TP.Hồ Chí Minh đến khám phá khu du lịch đường hào đất đỏ Đà Lạt. Chen vai giữa hàng ngàn du khách khắp nơi trong nước, chúng tôi phải chớp từng khoảnh khắc vắng khách mới ghi được những tấm hình lưu niệm với từng mảng tranh điêu khắc trên nền đất nâu đỏ. Nhiều vô kể những hình khối, hoa văn, đường nét,… hiện lên lạ mắt với phong cảnh thiên nhiên, công trình kiến trúc, cánh đồng, nếp sinh hoạt của cư dân Đà Lạt xưa và nay.

Dạo một vòng 2.000m đường hào điêu khắc đất đỏ, xem suối nước, rừng cây, lá cỏ xung quanh khuôn viên, một du khách chia sẻ: “Để được chiêm ngưỡng cận cảnh đường hào đất đỏ rồi ngắm nhìn hồ nước, rừng cây, những luống dâu,… thì chắc phải trở lại nhiều lần nữa với thời gian lâu hơn”.

Theo ghi nhận của cá nhân tôi, không gian đường hào đất đỏ là sản phẩm du lịch chủ lực dù chỉ mới hoàn thành và đưa vào đón khách hơn một năm nay. Bên cạnh đó còn có những sản phẩm “du lịch bổ trợ” khác, hứa hẹn nhiều tiềm năng tiếp tục được khai thác, mở rộng dưới tán rừng, bên bờ suối, giữa rừng hoa, vườn cây trái… Về điều này, chị Hương Giang, phụ trách khu du lịch đường hào đất đỏ Đà Lạt, cho biết thêm: “Hơn một tháng đầu mùa hè năm nay, khu du lịch mở cửa hoạt động từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều. Hầu như giờ nào cũng đón từng đoàn khách liên tục vào ra. Bởi vậy, khu du lịch thường xuyên bảo dưỡng những công trình điêu khắc đất đỏ hiện có, đồng thời hình thành những sản phẩm điêu khắc mới và khai trương nhiều dịch vụ khác để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ du khách… ”

Bức thông điệp màu nâu đỏ


Tôi tìm gặp anh Trần Việt Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sao Đà Lạt, đơn vị trực tiếp đầu tư xây dựng khu du lịch đường hào đất đỏ bên hồ Tuyền Lâm, để ghi nhận về bức thông điệp đang lôi cuốn số lượng lớn du khách khám phá hàng ngày. Anh Nghĩa khẳng định, khu du lịch nơi đây có “đường hào đất đỏ” chứ không phải “đường hầm đất sét”. Bởi “đường hầm” là đào ngầm dưới mặt đất, còn “đường hào” là đào lộ thiên. Tương tự, vật liệu ở đây là nguồn đất đỏ tận dụng lớp đất bề mặt khi đào móng mở đường giao thông nội bộ, xây dựng vườn hoa, cây cảnh chứ không phải là nguồn đất sét khai thác dưới tầng sâu lòng đất.

Anh Nghĩa nhớ lại: 9 năm trước, sau khi hoàn tất thủ tục thuê 15,2ha đất rừng sinh thái ở gần cuối nhánh phải hồ Tuyền Lâm để đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí, Công ty cổ phần Sao Đà Lạt được phép triển khai các hạng mục kiến thiết cơ bản thì gặp phải khó khăn khi giải phóng một khối lượng lớn đất đỏ bazan. Lúc này, khu dự án không có điện, giao thông duy nhất bằng đường thủy với thuyền nhỏ nên công ty quyết định giữ lại toàn bộ khối lượng đất đỏ này để sản xuất gạch xây dựng. Ban lãnh đạo công ty tìm đến khắp nơi trong nước để học hỏi kỹ thuật phối trộn các hoạt chất sinh học giữ độ bền chắc của đất đỏ, sau đó mua về một cỗ máy đúc gạch. Những viên gạch ra lò đầu tiên được sắp đặt ở các tiểu cảnh vườn hoa, hồ nước trong dự án để thử nghiệm mức độ chống chịu với nhiệt độ ngoài trời. Kết quả ngoài dự định ban đầu: những viên gạch đất nâu đỏ càng phơi nắng, càng đón gió sương, càng tươi màu và cứng chắc. Ý tưởng xây dựng căn nhà từ vật liệu đất đỏ đầu tiên của Việt Nam ra đời và thực hiện từ đây.

Ngôi nhà đất đỏ không nung với diện tích 90m2 vừa khánh thành đã thu hút sự quan tâm khen ngợi từ đông đảo đối tác, bạn bè gần xa, nhanh chóng tạo động lực cho công ty xây dựng mới đường hào điêu khắc đất đỏ, góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch đột phá khác biệt của Đà Lạt. Đến nay, công ty đã được xác lập 2 kỷ lục Việt Nam là “Ngôi nhà đất đỏ bazan không nung đầu tiên và có phong cách độc đáo nhất” và “Ngôi nhà đất đỏ bazan không nung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên và có diện tích lớn nhất”. Đồng thời, công ty đang lập hồ sơ đăng ký kỷ lục thế giới về “Đường hào điêu khắc bằng đất đỏ bazan không nung độc đáo và dài nhất thế giới”.

“Bức thông điệp xuyên suốt từ ngôi nhà và đường hào điêu khắc bằng đất đỏ bazan của công ty chúng tôi là cộng đồng hãy thể hiện trách nhiệm sống thân thiện với môi trường”, Tổng giám đốc Trần Việt Nghĩa khẳng định với niềm tự hào ánh lên nơi đáy mắt. Chắc chắn rằng, với tầm nhìn và tình yêu, sự sáng tạo dành cho du lịch, người đàn ông này sẽ tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn nữa cho mảnh đất vốn đã vô cùng lãng mạn này.

5 điểm đến không nên bỏ lỡ trong tháng 7

Tháng 7 đến với những cơn mưa dài vô tận, nhưng điều đó không phải là vấn đề đối với những người đam mê du lịch. Mùa hè vẫn còn, hãy cũng Sohatravel.vn lên lịch cho 5 điểm đến "cực nóng" trong tháng 7 này nhé.

1. Nha Trang

Trong tháng này, Nha Trang đang tổ chức festival biển từ ngày 11 đến ngày 14 với chủ đề: Sáng tạo và hòa bình. Trong suốt thời gian diễn ra Festival sẽ có hàng chuỗi các hoạt động phong phú gồm 52 chương trình lễ hội như triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”, biểu diễn nghệ thuật (trong đó có 2 đoàn nghệ thuật đến từ Mỹ và Nhật), giải đua thuyền buồn toàn quốc, giải bóng chuyền, bóng đá bãi biển, hội chợ, ẩm thực đường phố…

Biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ Festival. Ảnh: laodong

Dự báo sẽ có khoảng trên 150 ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, lưu trú và thưởng thức các hoạt động trong thời gian diễn ra Festival. Đồng thời các khách sạn, cơ sở lưu trú trên địa bàn cũng được yêu cầu phải niêm yết giá công khai, không được nâng giá quá quy định. Thành phố cũng đã chính thức phủ sóng wifi dọc tuyến đường Trần Phú, triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau diễn ra Festival.

2. Côn Đảo

Vùng biển Côn Đảo là sinh cảnh đẻ trứng của rùa và đồi mồi. Tại vườn quốc gia Côn Đảo có 14 bãi biển có rùa lên đẻ trứng với tổng diện tích các bãi đẻ trên hàng chục ngàn mét vuông. Một số bãi đẻ của rùa có diện tích lớn như bãi cát lớn đảo Bảy Cạnh, bãi cát lớn hòn Cau, bãi cát lớn hòn Tre Lớn, bãi cát hòn Tài, bãi Dương hòn Bảy Cạnh, 5 bãi này được bố trí 5 trạm kiểm lâm để làm nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn rùa biển. Mỗi trạm kiểm lâm có từ 5 – 8 kiểm lâm viên.

Rùa con đã nở. Ảnh: dulich-condao

Hàng năm từ tháng 5 đến tháng 10 có trên 400 rùa mẹ lên các bãi cát thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo để làm tổ, đẻ trứng, có trên 150.000 rùa con được cứu hộ và thả về biển, tỷ lệ trứng nở thành công đạt đến 87%. Vào mùa cao điểm, một số bãi biển ở hòn Bảy Cạnh, hòn Tre lớn, mỗi đêm có 10 – 20 rùa mẹ lên làm tổ. Vào tháng 7 và tháng 8 là mùa cao điểm của rùa biển đẻ trứng. Vì vậy nếu muốn khám phá và tìm hiểu sự kiện đặc biệt này thì đây là thời điểm thích hợp nhất để ra Côn Đảo tham quan.

3. Đà Nẵng

Đến với Đà Nẵng, đặc biệt là Bà Nà Hills trong tháng này, bạn sẽ được tham gia lễ hội “Bản giao hưởng thanh âm - màu sắc- vị hương” được Công ty CP dịch vụ cáp treo Bà Nà khởi động, hấp dẫn du khách. Mở màn cho chuỗi sự kiện này là lễ hội hoa “Hương sắc mùa Hạ” tại vườn hoa D’Amour, kéo dài từ ngày 4/7 đến 31/8 tới. Trong đó, tuần lễ tiêu điểm sẽ diễn ra từ 16/7 - 23/7 với nhiều hoạt động thú vị. Du khách có thể thỏa sức mua sắm hoa tươi từ Đà Lạt với những gian hàng đủ màu sắc, thể loại. Từng chiếc xe hoa khổng lồ được trang trí từ xe đạp, xe ngựa, với “điểm nhấn” là các người mẫu trong bộ trang phục kết bằng hoa tươi độc đáo…

Âm hưởng châu Âu trên Bà Nà Hills. Ảnh: danangplus

10 - 14 giờ mỗi ngày từ 8 - 11/7, khách đến Bà Nà Hills có cơ hội “phiêu” cùng Lễ hội rượu vang tại khu vực sân tầng 2 của hầm rượu cổ Debay. Sau hương sắc, du khách dễ thả hồn vào những ly rượu vang hương vị Đà Lạt hay đến từ nước Úc, thưởng thức những điệu nhảy Jazz-funk – một thể loại nhảy kết hợp giữa Funky hiphop và Jazz dance mới du nhập vào Việt Nam vài năm nay, đã cuốn hút giới trẻ bởi phong cách gợi cảm, phá cách…

4. Sài Gòn

Đêm nhạc Future Now Music Festival. Ảnh: FNMF

Mới đây, cùng với Hà Nội, Sài Gòn lại tiếp tục được tạp chí Travel+Leisure đưa vào top 10 thành phố du lịch tốt nhất Châu Á. Trước đó, CNN Travel cũng đưa Sài Gòn vào top 10 thành phố phát triển nhanh nhất. Đến với Sài Gòn tháng này, bạn sẽ được đắm chìm trong hàng loạt sự kiện lớn như đêm nhạc hội Future Now Music Festival, đêm nhạc Live Concert nhạc sĩ Văn Cao, trại hè bóng rổ Saigon Heart 2015, chương trình tuyển dụng tài năng IT 2015, X-Race – Cuộc đua trí tuệ, nhập vai thực tế… Thưởng thức những món ăn đường phố nổi tiếng ở Sài Gòn hay đi xem kịch cũng là những trải nghiệm nên thử khi đến đây.

5. Đà Lạt

Đi du lịch Đà Lạt mùa này rất thích hợp cho những nhiếp ảnh gia và những ai đam mê khám phá những điều khác lạ. Bởi một lý do duy nhất, Đà Lạt đang vào mùa săn mây. Thời điểm này, đi dạo quanh hồ Xuân Hương, bạn sẽ thấy mây sương là đà trên mặt hồ. Muốn tận hưởng lâu hơn, bạn hãy ra hồ Tuyền Lâm, đi xa đến những nơi còn rừng thông và những ngọn núi.

Săn mây ở Trại Mát, Đà Lạt. Ảnh: Max Ho

Nếu bạn muốn ngắm một Đà Lạt mờ ảo trong sương mù, thì phải đi sớm, khoảng từ 4 giờ sáng. Nếu đêm trước mưa khuya, thì càng hứa hẹn cho mây mù và sương dày đặc. Bạn phải chọn di chuyển đến những địa điểm có vị trí trên cao và thoáng như đỉnh Langbiang, đỉnh Hòn Bồ, đường vào Trại Mát, đường vào khu du lịch đường hầm đất sét…

Liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh phía Bắc với TPHCM sẽ không nằm trên giấy

Đó là khẳng định của ông Lã Quốc Khánh, Phó giám đốc Sở Du lịch TPHCM sau hội nghị Hợp tác phát triển du lịch giữa TP với Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc diễn ra vào giữa tháng 6/2015 ở TP Hạ Long.



Vịnh Hạ Long đang là điểm đến được du khách ưa thích (Ảnh minh họa: mytour)

Tại hội nghị, TPHCM và các bên đã cam kết xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường liên kết khu vực, tạo điều kiện cho các tỉnh phía Bắc tiếp cận với thị trường hơn 10 triệu dân của TPHCM và 27 triệu dân của một số tỉnh lân cận.

Để hoàn thành mục tiêu này, ngành Du lịch TPHCM đã có kế hoạch thể hiện vai trò trung tâm và chủ đạo của mình trong kết nối du lịch.

Phóng viên VOH phỏng vấn ông Lã Quốc Khánh - PGĐ Sở Du lịch xung quanh vấn đề này.

* Kỳ vọng của các bên thông qua Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM với Quảng Ninh và một số tỉnh thành phía Bắc như thế nào thưa ông?

Ông Lã Quốc Khánh: Mục đích của Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM – Quảng Ninh và một số tỉnh ở khu vực Đông Bắc là làm sao để chúng ta có thể giới thiệu sức hấp dẫn của cả khu vực vùng Đông Bắc tại thị trường TPHCM.

TPHCM là một thị trường lớn và hấp dẫn nhất Việt Nam với mức thu nhập cao. Lợi thế này chính là động lực để thúc đẩy khách du lịch đến Vùng Đông Bắc, trong đó điểm nhấn Quảng Ninh là mục đích mà hội nghị hợp tác này hướng đến.

Chính vì vậy, lãnh đạo 7 tỉnh và TPHCM đã họp bàn, trao đổi, phân tích về ưu điểm và hạn chế rồi đánh giá lại những hạn chế tồn tại trong việc hợp tác trước đây. Trong tình hình mới, với sự đầu tư mới, đặc biệt là triển vọng của cả vùng Đông Bắc khi có sự liên kết có thể tạo ra những chương trình tham quan, du lịch có sức hấp dẫn cao hơn.

* Ông nói rõ hơn về vai trò của TPHCM trong mối liên kết này?

Ông Lã Quốc Khánh: TPHCM có ưu thế là nhiều đơn vị lữ hành chuyên nghiệp, có năng lực, kinh nghiệm và kiến thức. Chúng tôi sẽ phối hợp với các tỉnh khu vực Đông Bắc bằng cách cùng tham gia khảo sát, đánh giá các điểm mạnh, hạn chế, phân tích sau đó thiết kế các chương trình tham quan du lịch, đồng thời đặt ra yêu cầu nâng cao mức độ dịch vụ, điều chỉnh lại các sản phẩm để phục vụ cho thị hiếu của du khách.

Trên cơ sở đó chúng ta sẽ xây dựng các sản phẩm mới có sức hấp dẫn. Chúng ta cũng hoàn chỉnh lại mức độ dịch vụ và các sản phẩm ở điểm đến. Và thứ ba nữa là chúng ta tạo điều kiện cho các tỉnh khu vực Đông Bắc giới thiệu các sản phẩm mới, dịch vụ mới, hình ảnh mới, diện mạo mới của các điểm đến đó tại thị trường TPHCM và các vùng lân cận.

* Các bên đã ký kết “Biên bản thỏa thuận về chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa Quảng Nình với một số tỉnh thành phía Bắc với TPHCM. Nội dung cụ thể của biên bản này như thế nào thưa ông?

Ông Lã Quốc Khánh: Trước hết, chúng ta phải ký kết với nhau những nội dung mà các bên đã bàn bạc, trao đổi và đã ký kết là phải cố gắng triển khai trong thực tiễn chứ không chỉ tồn tại trên giấy tờ, văn bản.

Thứ hai, đã có sự cam kết giữa 2 bên đó là ngành Du lịch TPHCM đóng vai trò đầu đàn và là trung tâm du lịch lớn nhất. Như vậy, chúng ta phải giúp đỡ, hỗ trợ các tỉnh này hoàn chỉnh và phát triển các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng thị hiếu du khách, tạo điều kiện và bắt tay với nhau, nhất là các doanh nghiệp du lịch 2 bên phải thực hiện những gì đã cam kết.

TPHCM sẽ làm tốt công tác truyền thông, vận động khuyến khích và hợp tác với các hãng cung ứng vận chuyển về hàng không, từ đó chúng ta tạo ra được cầu hàng không thuận lợi từ TPHCM đến các vùng Đông Bắc.

Các doanh nghiệp ở TPHCM phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khu vực Đông Bắc tiếp thị. Ngược lại, các điểm đến phải tự mình hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, phải gìn giữ được môi trường về giá cả, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh an toàn cho du khách.

Lần này, việc ký kết giữa Quảng Ninh với TPHCM, TPHCM với các tỉnh khu vực Đông Bắc mang tính chất sát với thực tiễn, gắn với hơi thở của các doanh nghiệp trong hoạt động du lịch.

* Việc ký kết phát triển du lịch của Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc có khác gì những liên kết trước đó như với khu vực Tây Bắc, hay liên kết phát triển tam giác du lịch TPHCM – Phan Thiết – Đà Lạt? Các doanh nghiệp và du khách TPHCM được những ưu đãi gì từ sự liên kết này?

Ông Lã Quốc Khánh: Việc liên kết này có những điểm giống và khác. Giống ở chỗ cùng là sự liên kết để khai thác được ở thị trường này, nâng cao sức hấp dẫn ở điểm đến kia. Thông qua các biện pháp tiếp thị, hỗ trợ về quảng bá xúc tiến để chúng ta nâng lên nhưng khác nhau là do thực tiễn của tình hình cụ thể mỗi địa phương.

Tôi cho rằng, các tỉnh ở phía Bắc hiện nay đang đứng trước một triển vọng rất xán lạn. Đặc biệt là hạ tầng cơ sở về giao thông, đường cao tốc và sự gắn kết giữa các địa phương. Trong đó, 2 địa phương quan trọng là Hải Phòng và Quảng Ninh đang trở thành xương sống, là điểm nhấn của cả khu vực Đông Bắc, các tỉnh có cửa khẩu thông thương với khu vực biên giới. Đấy chính là các thế mạnh ở khu vực này.

Nếu làm tốt việc phát triển sản phẩm, dịch vụ ở tại điểm đến thì chắc chắn chúng ta khai thác tốt, thúc đẩy phát triển du lịch chung của toàn vùng. Việc thiết kế lại sản phẩm, thúc đẩy phát triển du lịch tại điểm đến, tại thị trường thì nhu cầu sẽ có. Khi đó, các chuyến bay, tần suất bay sẽ tăng lên. Tầng suất tăng lên thì chúng ta sẽ tính toán lại giá cả hợp lý, trên cơ sở đó nó sẽ hỗ trợ lại cho hoạt động du lịch.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Các dịch vụ tại Đà Lạt giữ nguyên giá để giữ khách

Nhiều dịch vụ trong dịp lễ tại xứ ngàn hoa chỉ tăng giá nhẹ hoặc giữ giá để giữ chân du khách.

Chuyện tưởng bình thường, nhưng là tín hiệu tốt với du lịch Đà Lạt sau nhiều năm du khách bị nạn “cò” mứt chèo kéo đưa vào những cửa hàng bán giá trên trời, chưa kể giá nhiều loại dịch vụ cũng không còn tăng cao bất thường.

Đến chợ Đà Lạt những ngày này, mỗi khi gói mứt được bán, người bán hàng lại lấy gói mới ra trưng bày và việc đầu tiên là phải dán nhãn có in sẵn giá bán. Một đoàn khách từ Vĩnh Long bước ra khỏi chợ Đà Lạt với hàng chục giỏ đựng đủ loại mứt đặc sản.

Anh Hưng, du khách trong đoàn, kể khi đi tham quan các điểm du lịch lớn có gặp “cò” mứt đưa danh thiếp rồi dẫn tới vài cửa hàng, nhưng mọi người trong đoàn thận trọng, từ chối khéo. Hôm nay ra chợ Đà Lạt gặp nhiều loại mứt giống y hệt từ nhãn mác, bao bì nhưng giá chỉ bằng một nửa.

Chị Minh Hồng (du khách Ninh Thuận) cho biết dù đã nhiều lần đặt mua mứt qua điện thoại, chị vẫn ngạc nhiên khi so giá bán qua điện thoại vào ngày thường và giá bán in trên bao bì tại quầy vào dịp lễ không khác nhau một đồng.


Bà Nguyễn Thị Tuyết, tổ trưởng ngành hàng đặc sản chợ Đà Lạt, cho biết kể từ ngày cam kết ấn định giá bán mứt trên bao bì cách nay một năm, lượng hàng bán ra của nhiều quầy tăng đáng kể, có quầy bán được lượng hàng gấp đôi so với trước đó. “Phải giữ giá bán, không lăn tăn chuyện giá ăn theo lễ tết để kéo khách quay lại chợ Đà Lạt. Mình bán mứt cả đời ở chợ này, khách bỏ đi mình không đi theo kéo lại được đâu”, bà nói.

Do lượng khách đông, dịch vụ ăn uống tại Đà Lạt trong dịp lễ lần này cũng trở nên quá tải, tuy nhiên nhìn chung giá không tăng. Bà Trần Minh Hương (quận 12, TP HCM) cho biết từng nghe nói về hiện tượng du khách đến Đà Lạt bị “chặt chém” nên rất thận trọng.

Thế nhưng trong những ngày lễ vừa qua, đi ăn nhiều điểm từ nội thành đến ngoại thành bà Hương cũng như nhiều du khách khác đều được tính giá bình thường, không bị “chặt chém” như lo ngại ban đầu.

"Nếu tiếp tục duy trì được hoạt động kinh doanh lành mạnh, không tranh thủ mùa lễ để “chặt chém” du khách, TP Đà Lạt mới trở thành điểm đến thân thiện và chắc chắn nhiều du khách sẽ quay trở lại", anh Minh (một du khách đến từ Bình Thạnh, TP HCM) nói.

Ông Hoàng Ngọc Huy, trưởng phòng nghiệp vụ du lịch Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, khẳng định qua ghi nhận thực tế cho thấy không có điểm ăn uống nào nâng giá so với thực đơn đã niêm yết trước lễ.

“Các công ty lữ hành lớn làm việc nhiều năm với tỉnh Lâm Đồng không có phản ảnh nào với chúng tôi dù năm nay khách đến Đà Lạt tăng đột biến khiến nhiều dịch vụ cơ bản quá tải”. Các khách sạn cao cấp cũng chỉ tăng giá khoảng 20% và khách sạn dưới 3 sao tăng giá khoảng 30%, mức tăng cho phép của cơ quan chức năng.

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Tháng 6, mùa săn mây ở Đà Lạt

Với những người yêu nhiếp ảnh, tháng 6 là mùa săn mây ở Đà Lạt. Đó là mùa mây luồng (hay biển mây), thường bắt đầu khi hết mùa nắng lạnh để chuyển sang mùa sương bạc... Từ đây đến cuối năm cũng là thời điểm các tour du lich Da Lat thu hút khách du lịch nhiều nhất.


Trên mười năm trước, mùa săn mây sẽ bắt đầu khoảng tháng 5. Nhưng hiện tại do sự biến đổi thời tiết nên kéo dần sang tháng 6, thậm chí tháng 7. Nếu muốn có những bức hình đẹp, người yêu nhiếp ảnh cũng phải thức dậy sớm hơn, đi xa hơn ở các vùng ngoại ô để săn mây.



Với du khách thì đơn giản hơn, có thể ngắm mây trong thành phố. Mùa mây năm nay đã bắt đầu từ tháng 5, tháng 6. Thời điểm này, đi dạo quanh hồ Xuân Hương, bạn sẽ thấy mây sương là đà trên mặt hồ. Tháng 6 với những cơn mưa chiều luôn mang lại những dải sương mù ven hồ, nhưng cũng tan rất nhanh vì mặt trời hè thức sớm. Muốn tận hưởng lâu hơn, bạn hãy ra hồ Tuyền Lâm, đi xa đến những nơi còn rừng thông và những ngọn núi. Bạn sẽ gặp một Tuyền Lâm mờ ảo trong sương, mà khi ánh ban mai vừa lên, sẽ tạo nên một sắc sương long lanh rất khá



Mây giăng trong thành phố...


Bình minh Hồ Xuân Hương.



Nếu bạn muốn ngắm một Đà Lạt mờ ảo trong sương mù, thì phải đi sớm, khoảng từ 4 giờ sáng. Nếu đêm trước mưa khuya, thì càng hứa hẹn cho mây mù và sương dày đặc. Bạn phải chọn di chuyển đến những địa điểm có vị trí trên cao và thoáng như đỉnh Langbiang, đỉnh Hòn Bồ… Hoặc một nơi nào đó nhìn xuống thung lũng như khu vực đường vào Trại Mát, hay trên những cung đường mới mở bao quanh khu vực hồ Tuyền Lâm, lối vào khu du lịch đường hầm đất sét…


Trong những nơi này, điểm ngắm mây còn hoang sơ tuyệt nhất là từ đỉnh núi Hòn Bồ. Đầu tiên, bạn đi theo một con đường tắt băng qua làng hoa Thái Phiên để đến chân núi Hòn Bồ. Để xe máy lại dưới chân núi (có thể gởi xe ở nhà dân nào có hàng quán) và đi lên đỉnh.


Khác với một số đỉnh núi ở Đà Lạt, đường lên đỉnh Hòn Bồ chỉ là các lối nhỏ đi mãi thành đường. Sau khi đến một phần của đỉnh, nơi có độ phẳng khá rộng và quang đãng, việc ngắm bình minh trong biển mây sẽ rất thú vị. Vào mùa đầu hè nên bình minh biến chuyển rất nhanh, mây trời không thực sự lộng lẫy, nhưng vẫn vờn nhẹ nhàng quanh núi. Nếu lần đầu đến núi Hòn Bồ, bạn nên đi cùng "thổ địa" hay người có kinh nghiệm. Đi sớm quá dễ bị cảm lạnh (thời tiết trên núi rất lạnh), đi trễ quá thì không kịp ngắm bình minh. Chuẩn bị đầy đủ áo ấm, giày có độ bám tốt, thức ăn nhẹ, bình nước ấm…


Bên cạnh Hòn Bồ, Đơn Dương là cung đường ngắm mây rất tuyệt. Nếu đi xe máy, người cầm lái phải cứng tay, bình tĩnh và mắt tỏ. Vì đây là chuyến đi xuyên qua sương mù trên đoạn đường đèo hơn 40km từ Đà Lạt qua Đơn Dương. Ngoài vẻ đẹp huyền ảo của sương mây trên đường đi, bạn còn có thể ngắm sương phủ trên mặt đập Đa Nhim, ngắm sương bay trên các ngọn đồi.


Đơn Dương, mà bây giờ nhiều người thích gọi là Dran, vẫn còn là một vùng ngoại ô với nhiều vườn rau. Nên khi đến đây, bạn còn có thể tham quan nhà vườn trong không khí yên tĩnh trong lành. Hết mùa săn mây, Đơn Dương còn thu hút du khách bởi mùa dã quỳ. Khoảng tháng 10, tháng 11, các đồi hoang nơi đây lại ngập tràn sắc hoa vàng tuyệt đẹp.


Lên Đà Lạt tháng 6, bạn sẽ có dịp ngắm mây giăng khắp núi, rừng...


Ngoài Đơn Dương, Xuân Trường Cầu Đất cũng là một cung đường lãng mạn để ngắm mây. Bạn có thể ngắm mây lãng đãng trên các đồi trà, hay mây bay qua các nhà rau ở Trại Mát, mờ mịt ở thác Hang Cọp (thác này có bán vé)…


Bên cạnh mây, Đà Lạt cũng thu hút nhiều người mê nhiếp ảnh tìm đến săn sương. Những du khách này thường đi từ mờ sáng, nhắm hướng lên đồi, chọn các điểm cao để tìm những khoảnh khắc trong mùa sương giăng.