Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Nhiều người gặp nạn khi du ngoạn những địa điểm hoang sơ tại Đà Lạt

Không cắm biển cảnh báo, không phương tiện cứu hộ, trong khi nhiều nơi đầy rẫy rong rêu trơn trợn đã khiến nhiều người phải bỏ mạng khi đi tham quan hồ, thác ở Đà Lạt.

Đà Lạt nổi tiếng là thành phố của hồ và thác với phong cảnh hoang dã, nên thơ mà khách du lịch không thể bỏ qua khi đến đây. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều bạn đọc, dù những địa điểm này nước thường rất sâu và lạnh, bờ đá rêu phong, trơn trượt nhưng hầu hết không được cắm biển cảnh báo nguy hiểm.


Theo Người Lao Động, ngày 21 Tháng Bảy, những ngày qua, dư luận không khỏi thương tiếc trước việc 5 thanh niên đi chơi Suối Vàng, xã Lát, huyện Lạc Dương, cách thành phố Đà Lạt khoảng 20 cây số thì có đến 3 người bị chết đuối do té suối.

Hồi Tháng Ba, 2015, ba nữ sinh viên trường đại học Đà Lạt đi dã ngoại tại hồ Tuyền Lâm. Trong lúc đang dạo chơi quanh hồ, 1 người không may trượt chân rớt xuống nước chết. Thế nhưng từ khi xảy ra sự việc đến nay, Ban Quản Lý Khu Du Lịch hồ Tuyền Lâm cũng chưa gắn biển cảnh báo nguy hiểm.

Nhiều người dân địa phương cho biết, năm 2013, tại Suối Vàng cũng đã từng có 3 người bỏ mạng trong lúc ngoạn cảnh. “Chỗ này hoang vu, ít người sinh sống nên nếu xảy ra đuối nước cũng khó có thể kêu được người tới ứng cứu. Không hiểu sao sau vụ tai nạn năm 2013, cơ quan chức năng không cắm biển cảnh báo nguy hiểm để người dân biết,” ông Hoàng Anh Văn, (42 tuổi) ở xã Lát nói.

Trước đó năm 2010, tại khu du lịch thác Datanla, nhóm 6 người rủ nhau cắm trại tại thác này, bất ngờ một người bị trượt chân xuống hố sâu. Hai người trong nhóm lao ra cứu bạn nhưng do không biết bơi nên bị chết đuối. Mặc dù nơi thác này có rất đông người đến chơi và cắm trại do có thắng cảnh rất đẹp, nhưng đến nay cũng không hề có biển cảnh báo nguy hiểm.

Trả lời phóng viên Người Lao Động, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, phó giám đốc Sở Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch tỉnh Lâm Đồng thừa nhận, việc tuyên truyền, nhắc nhở người dân và khách du lịch tại các điểm du lịch có hồ, thác dễ gây tai nạn còn ít, chưa thường xuyên nên người dân, khách du lịch chưa nắm bắt được các khu vực nguy hiểm.

Mặt khác, nhiều du khách đến Đà Lạt thường hay chủ quan, phớt lờ cảnh báo nguy hiểm, thản nhiên nhảy xuống hồ, thác tắm, nước lạnh dễ xảy ra hiện tượng chuột rút. Trong khi đó, nguồn nhân lực cứu nạn ở các điểm du lịch còn hạn chế về chuyên môn, chưa được đào tạo chính quy và thiếu phương tiện cứu hộ nên tai nạn xảy ra là tất yếu.

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

3 địa danh hẹn hò lãng mạn nhất Việt Nam

Nếu làm một thống kê về điểm đến khiến các cặp đôi dễ nảy sinh tình cảm thì có lẽ Sapa và Đà Lạt cùng giữ vị trí quán quân, trong khi dịch vụ nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long cũng là lựa chọn được nhiều người quan tâm gần đây.

Chui vào chăn ấm ở Sapa



Sapa gần như là lựa chọn được nhiều người nghĩ tới nhất cho tuần trăng mật của những cặp uyên ương. Với khí hậu mát mẻ quanh năm, cái lạnh của núi, của mây mù khiến người ta dễ muốn gần nhau hơn. Một chiếc áo khoác mỏng, một bàn tay ấm, bạn và người ấy có thể cùng đi dạo thăm thú phố phường, đi chợ, hòa mình vào phiên chợ tình vào ngày thứ 7. Thăm những biệt thự Pháp, tới thác Tình Yêu được coi là đẹp nhất miền Bắc hay tới những bản người dân tộc để tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của họ.


Buổi tối ở Sapa khá buồn và cảm giác hơi dài. Nhiều cặp đôi đã từng tâm sự rất thật rằng, với họ, buổi tối ở Sapa điều thú vị nhất là được... chui vào trong chăn ấm. Vì thế dù chưa có cuộc khảo sát chính thức nào, nhưng Sapa được mệnh danh là địa điểm du lịch dành cho tình yêu số 1 Việt Nam.

Chất men Đà Lạt



Thiên đường tình yêu của miền Bắc là Sapa, còn ở phía Nam là Đà Lạt. Hai địa điểm này có nét tương đồng là đều nằm ở trên cao, có khí hậu mát mẻ quanh năm.

Được ví như một Paris thu nhỏ, Đà Lạt với kiến trúc châu Âu hiện hữu trên những tòa biệt thự xinh xắn, những lối đi đầy hoa và cỏ dại, với rừng thông bạt ngàn bao quanh. Còn gì tuyệt vời hơn khi chọn miền đất thơ mộng này là chốn hò hẹn.


Những điểm đến ở Đà Lạt cũng đậm chất tình yêu, nó làm cho ta như say đắm với cảm giác yêu đương. Đêm Đà Lạt cũng khá nhộn nhịp với rất nhiều hoạt động xung quanh khu chợ và các quán café khắp khu Hồ Xuân Hương. Có rất nhiều điểm đến lãng mạn dành cho các cặp đôi.

Ngắm trăng trên vịnh Hạ Long



Đêm Hạ Long tuyệt đẹp, nhất là những hôm trăng tròn, ánh trăng bàng bạc chiếu xuống tạo nên khung cảnh vô cùng nên thơ, lãng mạn. Có nhiều du thuyền được phép hoạt động về đêm trên vịnh, nơi có những phòng ngủ đặc biệt dành cho du khách. Đó là những căn phòng nhỏ, hiện đại, lãng mạn và rất hợp cho các đôi yêu nhau hay đi hưởng trăng mật một cảm giác thú vị, lạ lẫm.


Bạn cũng có thể cùng nhau nhâm nhi ly rượu vang và ngắm nhìn biển cả từ cửa sổ căn phòng. Thưởng thức bữa tiệc cocktail đặc biệt chào đón hai bạn vào lúc hoàng hôn trên boong tàu. Hay bên nhau trên một bãi biển hoang vắng, cùng nhau chuẩn bị và chia sẻ bữa trưa với những món ăn hải sản nổi tiếng của vịnh Hạ Long nướng trên bếp than hồng cho riêng nhau. Tất cả sẽ là những kỉ niệm tuyệt vời, không thể quên đối với bạn và người ấy.

Tour du lịch khám phá Xã Lát Đà Lạt

Nằm dưới chân đỉnh Lang Biang hùng vĩ, xã Lát thuộc huyện Lạc Dương, nơi người dân tộc Lạch – những cư dân đầu tiên của thành phố cao nguyên xinh đẹp Đà Lạt – sinh sống là nơi để bạn dừng chân, cùng tour Da Lat gia re tìm hiểu nhiều điều thú vị về con người và nếp sinh hoạt văn hóa ở đây.


Xã Lát thuộc huyện Lạc Dương tỉnh Lâm đồng. Đó là khu vực dưới chân đỉnh Lanbiang, một trong 3 ngọn núi cao nhất của cao nguyên Lâm Viên. Đây là một trong những bản làng của đồng bào dân tộc tây Nguyên còn giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống. Khi đi du lịch đến nơi đây, du khách sẽ được thưởng thức những nét âm vang của núi rừng qua đêm lễ hội cồng chiêng, thưởng rượu cần cùng với thịt rừng nướng, xem các điệu múa cồng chiêng cùng những lời ca mang âm vang của núi rừng Tây Nguyên.

Dân tộc Lạch – những cư dân đầu tiên của thành phố cao nguyên xinh đẹp Đà Lạt. Người Lạch (hay còn viết là Lat, MLates) là tên gọi của một nhóm cư dân nhỏ người Kho sống lâu đời trên cao nguyên Lang Biang. “Lạch” theo tiếng địa phương có nghĩa là “rừng thưa” để chỉ vùng rừng thông và đồi trọc từ dãy Lang Biang trải dài xuống hướng Tây Nam bao gồm cả thành phố Đà Lạt hiện nay. Cộng đồng dân tộc Lạch, Kho này sinh sống ở nơi với cái tên rất quen như địa danh này đã trở thành thương hiệu: Xã Lát.


Xã Lát còn là nơi tạo ra những tấm thổ cẩm với hoa văn độc đáo tinh tế, mà những ai đã đi Phan Thiết Nha Trang Đà Lạt đều thích mua để làm kỷ niệm cho chuyến dừng chân. Bên cạnh đó, những đội múa cồng chiêng, của xã Lát là minh chứng hùng hồn về một nền văn hóa đang phát triển ở nơi này. Những tiếng cồng chiêng ngoài việc đem lại niềm vui cho khách ghé chân, là nguồn thu nhập cho cộng đồng dân cư tại đây.

Vào nhà người Lạch, du khách sẽ nhận được lời “niêm xá” (lời chào) thân tình của người Trưởng thôn, được giới thiệu những chiếc cồng chiêng treo thiêng liêng bên bếp lửa. Để khi người trưởng thôn khua một tiếng chiêng, đã thấy âm vang của núi rừng, sông suối vọng về.


Ở quãng sân rộng phía trước, bạn sẽ được thưởng thức món thịt rừng nướng cùng với rượu cần, thứ rượu của lễ hội, của niềm vui, của ước mơ về cuộc sống giao hòa thân ái trong cộng đồng. Rượu ngâm bằng lá cây, gạo nếp nên ngọt lịm từ đầu lưỡi, uống vào cứ vui lâng lâng và ngây ngất không thôi.

Từ Đà Lạt về xã Lát chỉ có 12 km, nhưng là cả một quang đường hấp dẫn để khám phá. Với những ngôi nhà bé như hộp diêm, những đồi thông bạt ngàn xanh ngắt, những trang trại trồng rau, hoa quả, hoặc ngắm nhìn hồ Suối vàng lấp loáng dưới ánh mặt trời cũng đủ làm cho du khách mê mệt. Tất cả những hình ảnh trên đều là những bút vẽ chân thực nhất về một cao nguyên Lâm Viên.

Xem thêm những kinh nghiệm du lịch bụi Đà Lạt: http://sotaydulich.org/kinh-nghiem-du-lich-bui-phuot-da-lat-tiet-kiem-nhat-279.html

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Đi Đà Lạt du lịch khám phá mùa biển mây cực đẹp

Bạn mê tít Đà Lạt vì những thác nước hùng vĩ đầy hoang dã?

Đắm say với sắc hoa rực rỡ bốn mùa xinh đẹp?

Nhưng Đà Lạt còn nổi bật ở một góc nhìn khác mà nhiều du khách chưa được trải nghiệm. Cùng SOHA TRAVEL đi tour Da Lat gia re ngắm cả phố núi bồng bềnh trong những vạt mây lãng du hay tia sáng huyền ảo len lỏi qua những rặng thông xanh mướt để cảm xúc được thăng hoa bất tận bạn nhé.

Khám phá vũ điệu cồng chiêng khi đến Đà Lạt

Bạn đã có kế hoạch gì cho cả gia đình trong mùa hè oi bức? Với nhiệt độ dao động từ 17 – 19 độ, Đà Lạt luôn là điểm “trốn nóng” lý tưởng cho nhiều người. Đặc biệt các bạn trẻ thích du lịch kết hợp khám phá văn hóa và thiên nhiên.

Nằm trên độ cao 1.500m và được núi rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Ưu thế này giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng Việt Nam.


Đà Lạt – Điểm du lịch hấp dẫn trong mùa hè

Đà Lạt là nơi của những khung cảnh hùng vĩ. Những dãy núi giăng giăng sương mù, những hồ rộng tới tận cuối tầm mắt, những ngọn đồi nhấp nhô trải đầy hoa. Nơi ấy có thung lũng Tình Yêu lãng mạn chứng nhân cho bao cuộc tình chớm nở và đơm hoa, đồi Mộng Mơ nên thơ quyến rũ lòng người.


Đồi Mộng Mơ quyến rũ du khách

Không những thế, đến với Đồi Mộng Mơ du khách còn được đắm mình trong vũ điệu Cồng Chiêng rộn rã, trong ánh lửa bập bùng bên Ché rượu Cần say lòng người.


Đắm mình bên ché rượu cần say lòng người

Trong tiết trời se se lạnh, còn gì thú vị hơn khi được cùng đồng bào K’Ho thưởng thức những xiên thịt nướng thơm lừng, cùng hòa mình vào lời ca, tiếng hát, điệu múa, tiếng cồng chiêng của những chàng trai, cô gái trong buôn làng. Đến đây bạn sẽ càng thêm yêu mến mảnh đất và con người Đà Lạt.


Cùng hòa mình vào lời ca, vũ điệu cồng chiêng

Không gian văn hóa cồng chiêng là điểm dừng chân, là sự lựa chọn về đêm thú vị của nhiều người mỗi khi đến xứ sở sương mù. Không cần phải đi đâu xa, bạn đã có thể thưởng thức kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại ngay tại khu du lịch Đồi Mộng Mơ (số 05 Mai Anh Đào, phường 8, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Với giá vé chỉ 150.000 đồng, bạn sẽ được đưa đón tận nơi trong thành phố Đà Lạt và còn được thưởng thức thịt nướng, rượu cần khi thưởng thức lễ hội cồng chiêng.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Những kinh nghiệm du lịch bụi khám phá Cổ Thạch

Với những bãi đá hình thù kỳ lạ, Cổ Thạch là điểm đến không thể bỏ qua của người thích chụp ảnh và khám phá thiên nhiên hoang sơ của Việt Nam. Cổ Thạch thuộc huyện Tuy Phong (Bình Thuận), cách Phan Thiết khoảng 100 km, cách TP HCM khoảng 300 km. Cũng như nhiều bãi biển “hẻo lánh” ở Bình Thuận, biển Cổ Thạch vẫn còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, nước biển trong xanh.

Bãi biển ở Cổ Thạch là một quần thể đá và cát, có những bãi đá gồm nhiều loại đá nhỏ, tròn, dẹp, nhiều sắc màu, được người dân địa phương gọi là đá bảy màu. Bãi đá này hình thành từ tự nhiên do tác động của thủy triều, hải lưu và nước biển.

Từ những khối đá to chìm sâu trong lòng biển, cát, đá, nước cùng nhau bào mòn và đẩy những đá vụn lên bờ. Qua thời gian hàng trăm năm đã hình thành ra những bãi đá đầy sắc màu như hiện nay. Đá ở bãi đá bảy màu thường có nhiều hình dáng to nhỏ khác nhau, và mỗi ngày lại tiếp tục được bào mòn để lấp lánh muôn màu muôn sắc.


Riêng với dân nhiếp ảnh, mùa Cổ Thạch đẹp nhất là vào tháng 3, cũng là mùa “đi săn rêu”. Khi đó, gần như toàn bộ các tảng đá lớn ở Cổ Thạch đều phủ lên mình một bộ áo rêu xanh thẫm, rồi dần ngả vàng dưới ánh nắng chói chang.

Cách đi đến Cổ Thạch

Nếu đi từ Sài Gòn, luôn có xe giường nằm chất lượng cao ở bến xe Miền Đông, bến xe Lê Hồng Phong đi Bình Thuận. Xe chạy thẳng và có xe dừng tại bãi biển Cổ Thạch, có xe dừng ở thị trấn Liên Hương, từ đó đón xe ôm đến Cổ Thạch. Bạn nên tra cứu trên mạng và đặt vé qua điện thoại trước một ngày cho thong thả.

Từ Phan Thiết, bạn có thể đi theo quốc lộ 1A, đi ngược về phía bắc 90 km sẽ gặp ngã ba thị trấn Liên Hương. Tiếp tục rẽ trái, hỏi đường đến bãi biển Cổ Thạch, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Cũng có thể đi từ Mũi Né vòng ra quốc lộ 1 tại Lương Sơn. Độ dài đường đi giữa hai hướng chênh lệch không nhiều, và đều giúp bạn tha hồ ngắm những cung đường biển tuyệt đẹp, cũng như cảnh đồi cát bao la của vùng Bình Thuận.

Cổ Thạch hiện tại đã có khá nhiều nhà nghỉ cho du khách chọn lựa. Nếu muốn an ninh, yên tĩnh, có thể chọn khu du lịch làng Cổ Thạch. Tại khu này có luôn bãi tắm, nhà hàng với nhiều loại phòng: phòng đôi, phòng ba, phòng tập thể cho nhóm và cả dịch vụ cho thuê lều lưu trú. Ít tiền hơn thì thuê phòng ở các nhà nghỉ. Để có chỗ ở tốt và rẻ, trước khi đi bạn nên tra thông tin phòng trên mạng và đặt trước.


Những bãi biển đẹp ở Cổ Thạch

Bãi biển chính ở Cổ Thạch nằm gần chùa Cổ Thạch, bãi rộng, sóng êm. Tuy nhiên du khách đến Cổ Thạch thường thích ghé bãi đá bảy màu. Đây là một quần thể đá nhiều màu sắc có chiều dài gần 1 km, có thể tắm vì biển sạch hơn bãi biển chính. Nhưng với những người thích chụp ảnh thì bãi này ngắm đá, dạo biển và chụp ảnh sẽ thú vị hơn.

Bạn cũng có thể tắm và chụp ảnh tại một bãi cát vàng nằm trong bãi đá - có tên Bãi Tiên. Nơi đây còn có một hang động thông lên phía sau Lầu Trống của chùa Hang

Những điểm tham quan chính

Chùa Cổ Thạch: nằm gần bờ biển, xây ẩn mình trong hang động tự nhiên của vùng núi đá Bình Thuận. Xưa kia chùa được gọi là chùa Hang, và cho đến nay, người địa phương vẫn gọi ngôi chùa trên trăm tuổi này là chùa Hang. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, điểm tham quan không thể bỏ qua khi ghé Cổ Thạch.

Đồi cát xã Bình Thạnh: các trò chơi trượt cát như ở đồi cát Mũi Né, Phan Thiết. Chụp ảnh cũng đẹp tương tự Mũi Né.

Lăng ông Nam Hải (Lăng cá ông): lăng ông và đồi cát xã Bình Thạnh nằm khá gần nhau. Nếu có sức khỏe bạn có thể thử đi bộ từ biển Cổ Thạch để tới cả hai điểm tham quan này (nên đi vào buổi sáng cho mát mẻ). Cũng có thể đi xe ôm, nhưng phải thỏa thuận giá cả trước khi đi.

Dạo chợ: Chợ bán các loại hải sản, đồ lưu niệm, nằm gần khu vực cụm khách sạn. Còn chợ của người dân địa phương thì nằm ngay trên đường đi vào đồi cát ( nhưng giá cũng không rẻ khi bạn là khách du lịch).

Thưởng thức hải sản: nếu nghỉ đêm tại Cổ Thạch bằng cách thuê lều và đốt lửa trại, bạn có thể đặt hàng món nướng hải sản mực một nắng, sò, cá Bình Thuận với giá cả thỏa thuận. Còn muốn ăn hải sản ngon, rẻ, bạn nên chịu khó đi xa, ghé các nhà hàng ở khu vực Đồi Dương, cách Cổ Thạch khoảng 4 km. Hoặc sau khi đã tham quan Cổ Thạch, muốn đến Cà Ná thì đi thêm 15 km. Biển nơi đây tuyệt đẹp, hải sản cũng rất tươi ngon.

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

3 người chết đuối tại hũng nước ở Suối Vàng

Năm người đi chơi tại khu vực Suối Vàng - giáp Nhà máy thủy điện Ankroet, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng, cách TP Đà Lạt khoảng 20 km) - thì ba người gặp nạn.

Chiều 13/7, lực lượng cứu hộ đã vớt được thi thể ba nạn nhân

Ba người có tuổi đời còn rất trẻ gồm Nguyễn Thị Thu Thảo (18 tuổi, ngụ đường An Bình, phường 3, TP Đà Lạt), Nguyễn Thùy Trang (21 tuổi, ngụ huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) và Nguyễn Mạnh Hoàng (33 tuổi, ngụ đường Âu Cơ, quận Tân Bình, TP HCM).

Đây không phải lần đầu tiên người dân đi chơi bị chết tại khu vực này.

Cứu người, còn mình ở lại

Chiều 13/7 tại hiện trường vụ việc, đứng dựa vào gốc thông thẫn thờ như người mất hồn, chị Nguyễn Thị Thúy Ngân (19 tuổi, ngụ phường 3, TP Đà Lạt, người yêu của nạn nhân Nguyễn Mạnh Hoàng) lặp đi lặp lại câu nói: “Anh về với em đi!”.

Tới khi trời sẩm tối, lúc lực lượng cứu hộ vớt được thi thể anh Hoàng, chị Ngân cứ ôm chặt chiếc xe tang đợi chở các thi thể nạn nhân ra khỏi rừng sâu.

Theo em Nguyễn Mạnh Cường (12 tuổi, em trai Ngân), khi cả nhóm đang dạo chơi tại một hũng nước lớn và rất sâu, rộng chừng 70 m2, chị Nguyễn Thùy Trang bị trượt chân rơi xuống.

Nghe Trang kêu, Thảo và Ngân nhảy xuống cứu bạn. Tuy nhiên, cả ba đều không bám được vào bờ đá do quá cao, trơn trượt.


Anh Nguyễn Mạnh Hoàng đang ở gần đó liền nhảy xuống nước, cố gắng đưa được Ngân bám vào cạnh đá, Cường ở trên kéo được chị gái lên bờ. Sau đó, anh Hoàng tiếp tục cứu Trang và Thảo thì bị hai nạn nhân bám vào, rồi kéo ra giữa hũng nước.

Bà Nông Thị Thu Hồng, dì của chị Ngân, xúc động cho biết Ngân đang là sinh viên năm 1 tại một trường ĐH ở TP HCM. Nhân dịp nghỉ hè, Ngân rủ người yêu lên TP Đà Lạt chơi.

Rạng sáng 13/7, cả nhóm năm người gồm Ngân, Hoàng, Cường và hai chị em họ là Trang và Thảo cùng đi vào khu du lịch Làng Cù Lần. Tới trưa thì cả nhóm về lại Đà Lạt, tính chiều đi chơi tiếp dù người nhà ngăn cản vì trời mưa nhỏ, nhưng họ vẫn đi.

“Không ngờ chỉ vì một buổi đi chơi mà ông trời lỡ cướp đi ba mạng người” - bà Hồng bùi ngùi nói.

Tối 13/7, tại căn nhà trong hẻm số 27 đường An Bình (phường 3, TP Đà Lạt), người nhà nạn nhân Nguyễn Thùy Trang đang tiến hành các thủ tục mai táng sau khi đưa thi thể của Trang từ khu vực Suối Vàng về.

Tại đây, nhiều bạn bè của nạn nhân không khỏi bàng hoàng trước cái chết bất ngờ của người bạn. Cách đó chỉ 200 m là nhà của Nguyễn Thị Thúy Ngân. Người thân của Ngân cho biết Ngân liên tục khóc nghẹn và ngất đi, phải nhờ y tá đến nhà theo dõi.

Còn nạn nhân Nguyễn Thị Thu Thảo đã được đưa về chùa Ông Phan (thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng).

Thi thể Nguyễn Mạnh Hoàng được đưa về Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng để chờ người nhà từ TP HCM lên nhận.

Hũng nước “tử thần”

Khi nhận được thông tin vụ tai nạn, UBND huyện Lạc Dương đã huy động lực lượng 50 người gồm công an, dân quân, bộ đội địa phương cùng đơn vị PCCC tỉnh Lâm Đồng... nhanh chóng tới hiện trường tìm kiếm các nạn nhân.

Theo lực lượng cứu hộ, hiện trường xảy ra vụ tai nạn có độ sâu khoảng 10 m. Mực nước sâu và lạnh, nhưng các thành viên vẫn phải khẩn trương tìm kiếm thi thể trước khi trời tối hẳn, nếu không công tác cứu hộ sẽ rất khó khăn.

Mọi chuyện diễn ra đúng như dự kiến, các nạn nhân đều được tìm thấy trước lúc trời tối.

Theo công an huyện Lạc Dương, từ lâu hai hũng nước có diện tích khoảng 100 m2 tại Suối Vàng được mệnh danh là hũng nước “tử thần”. Năm 2013, cũng tại hũng nước này, ba nạn nhân trẻ tuổi đã trượt chân chết đuối tại đây.

Ông Sử Thanh Hoài - Chánh văn phòng UBND huyện Lạc Dương cho biết địa điểm các nạn nhân gặp nạn năm nào cũng có một hoặc hai vụ chết đuối thương tâm xảy ra.

Điều đáng nói, địa điểm trên tại Suối Vàng là khu vực du lịch có phong cảnh rất đẹp, đặc biệt là những hũng nước trong xanh dọc con suối. Tuy nhiên, nước tại hũng nước thường rất sâu và lạnh, bờ đá rêu phong nên rất trơn trượt.

“Chúng tôi sẽ cắm các biển cảnh báo tại khu vực này. Đồng thời huyện sẽ khảo sát thêm và tính các phương án phòng tránh như rào chắn bằng hàng rào thép quanh một số hũng nước nguy hiểm.

Nhưng đây chỉ là biện pháp phòng ngừa, quan trọng là người dân, khách du lịch hết sức cẩn thận, không nên để con em mình vui chơi ở những hũng nước sâu, chảy xiết” - ông Hoài nói.

Nguồn: Internet