Du khách có thể đến chùa Linh Ẩn để thưởng lãm cảnh sắc thơ mộng, chùa Linh Phước để tham quan ngôi chùa có kiến trúc độc đáo hay thăm Thiền viện Trúc Lâm để đắm mình trong không khí thanh tịnh nơi chốn thiền môn.
Chùa Linh Ẩn
Linh Ẩn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở ngoại thành Đà Lạt, cách trung tâm thành phố 30 km nên luôn là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách. Đặc biệt khách phương Tây thích đến đây khám phá những sắc màu huyền bí phương Đông.
Để đến với Linh Ẩn, du khách phải vượt qua nhiều con dốc quanh co với những đồi thông nhấp nhô. Sau đó qua bản làng người Nùng rồi đến những vườn trà, vườn cà phê bạt ngàn sắc xanh. Ngôi chùa nằm ẩn mình bình yên giữa núi đồi, trước mặt là Thác Voi ào ào tuôn chảy quanh năm, sau lưng là những đồi thông xanh ngút ngàn.
Linh Ẩn tự nơi chiêm bái, khám phá của nhiều phật tử và du khách thập phương. Ảnh: Dulichhanhhuong.
Đến chùa Linh Ẩn vào những ngày đầu năm, du khách sẽ thấy hàng nghìn Phật tử tấp nập đến dâng hương với lòng thành kính, thanh tịnh. Ngoài bái Phật, du khách còn được thưởng lãm ngọn Thác Voi uy nghi, hùng vĩ ngày đêm tuôn chảy tạo nên những khói trắng mờ ảo làm cho ngôi chùa thêm nét linh thiêng.
Chùa Linh Phước
Tọa lạc tại 120 Tự Phước, cách trung tâm Đà Lạt 8 km về phía Đông – Nam, chùa Linh Phước với nét kiến trúc khảm sành đặc sắc mang đậm bản sắc Á Đông, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái, lễ Phật.
Bước vào sân chùa du khách sẽ bắt gặp đài Quan Thế Âm tọa lạc ngay tại sân trước, với vẻ mặt phúc hậu, từ bi. Ấn tượng tiếp theo là công trình Long Hoa viên độc đáo với hình dáng con rồng uốn lượn dài 49 m, rộng 1,3 m. Vẩy rồng được làm từ mảnh vỡ của 12.000 vỏ chai, bụng rồng là một đường hầm nhỏ có thể đi lại, ở dưới là những hòn giả sơn và hồ cá bơi lội tung tăng làm cho ngôi chùa trở nên thơ mộng và thân thiện.
Chùa Linh Phước hay còn gọi là chùa Ve Chai, nơi hình tượng rồng được khắc họa bởi 12.000 vỏ chai. Ảnh: Panoramio.
Đến chùa Linh Phước, du khách còn được thưởng ngoạn những công trình kiến trúc được xây dựng công phu, tỉ mỉ như Chánh điện dài 33 m, rộng 22 m bên trên có Tiền đàn bảo tháp cao 27 m, được chạm trổ hình rồng trông đẹp mắt, sống động với nhiều họa tiết chìm nổi. Nội điện bức tượng Đức Phật Thích Ca cao 4,9 m được dát vàng, xung quanh là những bức phù điêu khảm các mảnh sành miêu tả về cuộc đời của Đức Phật.
Chùa Linh Sơn
Được xây dựng vào những năm 1938, đây là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất Đà Lạt, tọa lạc tại 120 Nguyễn Văn Trỗi, có quy mô và kiến trúc khá khiêm tốn và giản dị. Đối với thế hệ đi trước họ tìm đến Linh Sơn qua những ca từ “Thương về miền đất lạnh” của nhạc sĩ Minh Kỳ qua tiếng chuông chiều, đồi thông thơ mộng.
Chỉ bước qua một con dốc là đến chùa Linh Sơn thong dong thoát tục. Ảnh:Nguyentran
Kiến trúc chùa mang đậm phong cách Á Đông, đường nét giản dị hài hòa, mang dáng dấp đặc trưng của đình chùa Việt Nam. Nằm trêm một triền đồi thấp trong lòng thành phố, chùa Linh Sơn như một cõi riêng, nơi chỉ nghe tiếng thông reo và tiếng chuông mõ đều đều vọng lại vào mỗi ban chiều. Theo con đường dốc bước qua cổng chùa du khách cảm nhận rõ sự khác biệt, dưới kia là những chiếc xe máy ồn ào khói bụi, trên đây là những hàng thông vẫy gọi cùng vài chú ngựa thong dong gặm cỏ trong bình yên.
Thiền viện Trúc Lâm
Là một trong những địa chỉ du lịch nổi tiếng của thành phố sương mù Đà Lạt, cùng với Trúc Lâm Yên Tử - Quảng Ninh, Trúc Lâm Tây Thiên – Vĩnh Phúc, Thiền viện Trúc Lâm – Đà Lạt là một trong ba Thiền viện lớn nhất nước ta theo phái Trúc Lâm. Cách trung tâm thành phố 5 km, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên núi Phụng Hoàng, giữa ngàn thông xanh ngắt, bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Với vị trí đẹp mắt, đây không chỉ là nơi chiêm bái mà còn là điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Thiền viện Trúc Lâm, nơi giao hòa độc đáo giữa cảnh sắc thiên nhiên và chốn phật pháp. Ảnh: Lienbangtravel.
Đến đây du khách như đắm chìm trong không gian thanh tịnh chốn Thiền môn, rũ bỏ những tất bật đời thường, những ồn ào nơi phố thị xô bồ để tìm lại bản ngã tâm hồn trong chốn Phật pháp, từ bi.
Thiền viện Vạn Hạnh
Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ ở đường Phù Đổng Thiên Vương, thành phố Đà Lạt, đây là một trong hai Thiền Viện lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Hơn 60 năm qua, Thiền Viện là nơi lui tới của nhiều du khách và Phật tử khắp nơi đến chiêm bái.
Chùa Linh Sơn
Được xây dựng vào những năm 1938, đây là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất Đà Lạt, tọa lạc tại 120 Nguyễn Văn Trỗi, có quy mô và kiến trúc khá khiêm tốn và giản dị. Đối với thế hệ đi trước họ tìm đến Linh Sơn qua những ca từ “Thương về miền đất lạnh” của nhạc sĩ Minh Kỳ qua tiếng chuông chiều, đồi thông thơ mộng.
Chỉ bước qua một con dốc là đến chùa Linh Sơn thong dong thoát tục. Ảnh:Nguyentran
Kiến trúc chùa mang đậm phong cách Á Đông, đường nét giản dị hài hòa, mang dáng dấp đặc trưng của đình chùa Việt Nam. Nằm trêm một triền đồi thấp trong lòng thành phố, chùa Linh Sơn như một cõi riêng, nơi chỉ nghe tiếng thông reo và tiếng chuông mõ đều đều vọng lại vào mỗi ban chiều. Theo con đường dốc bước qua cổng chùa du khách cảm nhận rõ sự khác biệt, dưới kia là những chiếc xe máy ồn ào khói bụi, trên đây là những hàng thông vẫy gọi cùng vài chú ngựa thong dong gặm cỏ trong bình yên.
Thiền viện Trúc Lâm
Là một trong những địa chỉ du lịch nổi tiếng của thành phố sương mù Đà Lạt, cùng với Trúc Lâm Yên Tử - Quảng Ninh, Trúc Lâm Tây Thiên – Vĩnh Phúc, Thiền viện Trúc Lâm – Đà Lạt là một trong ba Thiền viện lớn nhất nước ta theo phái Trúc Lâm. Cách trung tâm thành phố 5 km, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên núi Phụng Hoàng, giữa ngàn thông xanh ngắt, bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Với vị trí đẹp mắt, đây không chỉ là nơi chiêm bái mà còn là điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Thiền viện Trúc Lâm, nơi giao hòa độc đáo giữa cảnh sắc thiên nhiên và chốn phật pháp. Ảnh: Lienbangtravel.
Đến đây du khách như đắm chìm trong không gian thanh tịnh chốn Thiền môn, rũ bỏ những tất bật đời thường, những ồn ào nơi phố thị xô bồ để tìm lại bản ngã tâm hồn trong chốn Phật pháp, từ bi.
Thiền viện Vạn Hạnh
Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ ở đường Phù Đổng Thiên Vương, thành phố Đà Lạt, đây là một trong hai Thiền Viện lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Hơn 60 năm qua, Thiền Viện là nơi lui tới của nhiều du khách và Phật tử khắp nơi đến chiêm bái.
Thiền viện Vạn Hạnh, nơi có bức tượng phật cao nhất Việt Nam. Ảnh:Panoramio.
Điểm đặc biệt của Thiền viện là bức tượng Phật Thích Ca cao 24 m, rộng 20 m tay phải cầm cánh hoa sen, được đánh giá là một trong những tượng phật lớn nhất Việt Nam. Thiền viện Vạn Hạnh không chỉ là nơi tôn nghiêm dành cho tăng ni, Phật tử, khách thập phương đến hành hương, chiêm bái mà được xem là những công trình văn hóa độc đáo thể hiện nét kiến trúc đặc thù của Phật giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét